12 Tháng Tám,2021 adminlip
Bước vào giai đoạn làm mẹ và chăm trẻ là thời gian không hề dễ dàng. Việc này đòi hỏi bạn không chỉ ở sự khéo léo, chăm chỉ mà cũng cần phải có kỹ năng, kiến thức khoa học, kinh nghiệm. 1 trong những vấn đề thường gặp ở trẻ là hệ miễn dịch suy yếu do chưa được chăm sóc đúng cách. Hãy khắc phục và phòng ngừa sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch này với bài viết sau đây. Cùng Maudacam tìm hiểu về cẩm nang tăng sức đề kháng cho bé nhé!
Mục lục
Cơ thể của trẻ em cần được hoạt động 1 cách thường xuyên. Bắt đầu từ những thói quen di chuyển, vận động nhẹ cho đến các bài thể thao lành mạnh. Bạn không nên cố bảo vệ bé bằng cách giữ bé trong nhà và nằm 1 chỗ hay chỉ di chuyển trong không gian hẹp như giường, phòng riêng.
Trẻ từ 5 – 12 tuổi thường có xu hướng năng động, thích các hoạt động ngoài trời. việc tham gia thể thao giúp cơ thể trẻ được kịc hoạt khả năng miễn dịch để phù hợp với các tác nhân bên ngoài. Nếu bạn lo sợ bị ô nhiễm môi trường ảnh hưởng thì hãy lựa chọn những nơi sạch sẽ, ít khói bụi, nhiều cây xanh để làm sân chơi bổ ích cho bé nhé!
Thông thường, trẻ em sơ sinh dưới 2 tuổi có thể ngủ đến 14h mỗi ngày. Đây là con số hợp lý và không hề nhiều. Độ dài giấc ngủ và tổng thời gian ngủ của bé có thể chênh lệch do thói quen, giờ sinh hoạt của mẹ và gia đình hay các yếu tố về tiếng ồn, thực đơn ăn uống, sữa mẹ.
Đối với những trẻ em từ 3 – 10 tuổi, các bé sẽ cần khoảng 8 – 11 tiếng cho việc ngủ mỗi ngày. Do đó mà hằng đêm, bạn cần cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng. Buổi trưa nên có 1 khoảng thời gian từ 1 – 2 tiếng để nghỉ trưa nhé!
Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ trẻ con. Khi ngủ đủ, ngủ sâu, các cơ quan trong cơ thể sẽ được hoạt động, nghỉ ngơi 1 cách điều độ. Bao gồm cả cơ thể sản sinh kháng thể, tổng hợp và chuyển hoá chất. Đây đều là những yếu tố quyết định đến khả năng miễn dịch của con người.
Đây còn là độ tuổi ảnh hưởng nhiều đến chiều cao, trí tuệ, xương và răng của trẻ. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có giấc ngủ tốt đều có tốc độ phát triển xương nhanh, thông minh hơn.
Bổ sung các chất dinh dưỡng mà cơ thể đang cần chính là 1 cách hữu hiệu để nâng cao sức khoẻ nói chung. Do đó, để đảm bảo bé có 1 tường rào miễn dịch chắc chắn, mẹ hãy bổ sung cách nhóm chất dưới đây qua đường ăn uống:
Dạ dày của bé khá nhỏ và cần nhiều thời gian để tiêu hoá thức ăn. Phụ huynh có thể bổ sung 1 lượng lớn các chất dinh dưỡng nói trên bằng các loại thức uống. Đặc biệt là nước ép tăng sức đề kháng. Bạn nên chọn những loại trái cây, rau củ có mùi thơm dễ chịu, vị dễ uống (có thể cho thêm đường tạo ngọt) để bé uống được thoải mái và thích thú.
Ngoài các loại nước ép tăng sức đề kháng, mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua uống lợi khuẩn. Loại thực phẩm nào có khả năng mang lại hàng triệu lợi khuẩn trong thời gian ngắn để cung cấp cho cơ thể. Những lợi khuẩn này có khả năng tiêu diệt virut, khuẩn có hại ở đường ruột. mang đến 1 hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Đồng thời chúng đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ kháng sinh trong quá trình tiêu diệt các yếu tố gây bệnh.
Để giữ được lượng chất xơ cao nhất trong nước ép, gia đình nên ưu tiên sử dụng các loại máy ép chậm có công suất lớn. Nếu dùng máy ép hoa quả gia đình thì 1 lượng chất xơ sẽ bị mất và lượng nước ép cũng ít hơn. Phụ huynh có thể tham khảo mua sản phẩm máy ép chậm [TẠI ĐÂY >>]
Chắc chắn các mẹ bỉm đã không còn quá xa lạ với việc cho bé uống sữa. Tuy nhiên cần chú ý hơn đến thành phần và công dụng của từng loại để không lãng phí sự đầu tư này. Thông thường, các loại sữa tươi sẽ không có nhiều tác dụng kháng khuẩn, tăng đề kháng như các loại sữa tốt cho hệ miễn dịch. Nếu bạn đang cần tham khảo các loại sữa hỗ trợ hệ miễn dịch thì có thể tham khảo các loại:
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên ngành hoặc từ chuyên viên đại lý sữa để có lựa chọn phù hợp.
Trên đây là các cách tăng sức đề kháng cho bé, mang lại sự khoẻ mạnh hoàn hảo cho hệ miễn dịch. Gia đình có thể áp dụng ngay và quan sát tinh thần, thói quen của trẻ để có sự đánh giá, điều chỉnh thích hợp nhất. Maudacam Chúc bé luôn khoẻ và mẹ yên tâm!