07 Tháng Một,2021 Màu Da Cam
Giấm là một loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Mọi người thường thấy những hũ giấm, nhưng thường không biết giấm làm từ gì? Cách làm ra giấm như thế nào? Cùng chúng tôi khám phá những điều có thể bạn chưa biết về giấm trong bài viết này.
Mục lục
Giấm đã xuất hiện từ rất lâu từ khoảng 5000 năm trước công nguyên. Những người Babylon cổ đại đã biết dùng trái chà là làm rượu và giấm. Giấm còn được tìm thấy ở Trung Quốc vào thời 2000 năm trước công nguyên, còn ở Hy Lạp vết tích của việc sử dụng giấm cũng đã có từ 500 trước công nguyên. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều biết tới giấm và tạo ra giấm từ những nguyên liệu đặc trưng vùng đất của họ.
Giấm được hình thành từ sự lên men của rượu etylic, với thành phần chính là dung dịch acid acetid với nồng độ dưới 5%. Giấm thường được phân loại dựa trên nguyên liệu và màu sắc, bạn có thể tham khảo một số loại giấm sau đây:
Giấm tinh luyện là loại giấm dùng được trong thực phẩm. Có hương vị hơi hắt nhưng cực kỳ an toàn. Thường được làm từ 5% acid acetid dùng trong thực phẩm và 95% nước tinh khiết. Loại giấm này thường không phải trải qua quá trình ủ lên men nên thời gian tạo ra thành phẩm khá nhanh, giá thành cũng tương đối rẻ.
Giấm gạo hay còn gọi là giấm trắng. Loại giấm này phổ biến tại các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc… những nước sản xuất nhiều lúa gạo. Tùy theo loại gạo mà người ta sử dụng sẽ ra màu sắc khác nhau cho giấm gạo. Giấm gạo có thể co màu trong suốt, đỏ, đen, vàng nhạt.
Giấm gạo được làm từ rượu gạo hay rượu nếp, đôi khi cũng dùng cả gạo lứt. Loại giấm nầy được dùng rộng rãi ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,Thái Lan,… và Việt Nam. Giấm gạo có thể có màu trong suốt, vàng nhạt, đỏ hay đen.
Trái vải cũng có thể dùng làm giấm. Ở Việt Nam những khu vực trồng nhiều vải thiều như Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh… người dân có thể tận dụng loại đặc sản này để làm giấm. Bên cạnh đó một số nước như Malaysia cũng có sản xuất giấm từ trái vải.
Giấm táo là một trong những loại giấm phổ biến nhất trên thế giới. Các quả táo tươi ngon sẽ được chọn lựa và lấy nước ép. Lên men nước táo thành rượu, sau đó tiếp tục lên men để thành giấm. Màu sắc của giấm táo thường là màu vàng nhạt. Giá thành của giấm táo ở mức trung bình, dễ mua, dễ sử dụng.
Giấm rượu rất phổ biến ở các khu vực Nam, Trung Âu, Síp và Israel, Địa Trung Hải. Thường giấm rượu sẽ được làm từ rượu vang đỏ hoặc rượu vang trắng. Những loại giấm rượu cao cấp hơn sẽ được ủ từ rượu sâm panh, pinot gris, sherry. Hương vị của giấm rượu vang khá đậm đà. Có những loại được còn được ủ trong các thùng gỗ với thời gian lên tới hai năm.
Giấm balsamic truyền thống được xem là một loại giấm quý, có giá thành đắt đỏ. Để làm ra balsamic cần tới khoảng thời gian từ 12 năm đến 40 năm. Nguyên liệu chính làm từ nho địa phương ở Ý. Loại này giấm làm từ gì thì đó chính là nho. Nho sau khi được thu hoạch sẽ được thu hoạch sẽ ép lấy nước, cô đặc và ủ trong những thùng gỗ sồi. Và 100 lít nước ép nho tươi thì mới tạo ra được 1 lít giấm cao cấp thượng hạng này.
Giấm hoa quả là sự kết hợp của nhiều loại trái cây nhiệt đới lại với nhau như thanh long, nho, chuối, táo, lê, dứa, nước dừa… và lên men trong khoảng thời gian nửa năm. Giấm hoa quả có màu vàng đặc trưng, hương vị thơm ngon đặc biệt vì đã được hòa quyện hương vị của rất nhiều loại trái cây.
Giấm chuối thường có thời gian để giúp con giấm hình thành và có nước giấm ngon nhất là từ hai đến ba tháng. Giấm chuối cần đến các nguyên liệu như chuối chín, rượu gạo, đường, nước lọc hoặc có thể thêm vào một ít nước dừa. Giấm chuối là loại giấm thường được các mẹ, các chị làm nhất bởi vì nguyên liệu dễ kiếm này.
Giấm không chỉ được dùng trong ăn uống mà còn được dùng trong y học. Vì vậy có thể nói sử dụng giấm rất tốt cho sức khỏe:
>> Đọc thêm chi tiết tại: [CHI TIẾT] Gỡ rối thắc mắc ăn giấm có tốt không? Có hại không?
Cách sử dụng giấm cũng cực kỳ đơn giản. Khi uống hoặc dùng trên da thì cần pha loãng ra theo liều lượng thích hợp. Không dùng giấm quá nhiều có thể ảnh hưởng đến dạ dày, và thậm chí là gây ngộ độc. Giấm có thể dùng để nấu lẩu, ngâm chua, pha nước chấm… Trong cuộc sống hằng ngày thì có thể dùng để giặt quần áo, tẩy rửa vết bẩn, khử mùi hôi, dùng để cắm hoa, lau chùi xe ô tô…
Sau khi được tìm hiểu qua giấm làm từ gì cũng như biết được giấm có tốt không, có an toàn không hy vọng các bạn đã có được những thông tin hữu ích. Đừng quên mua những sản phẩm giấm chất lượng sẽ giúp các món ăn của bạn thơm ngon hơn, sức khỏe của bạn cũng sẽ được bảo vệ an toàn hơn.