Đèn ưu tiên là gì? Khi gặp đèn ưu tiên thì phải làm gì?

02 Tháng Mười,2020 bientapvien

Khi đi ngoài đường bạn thấy các loại xe cảnh sát, xe cứu thương phát ra những loại đèn nhấp nháy có màu đỏ hoặc xanh đỏ đó chính là đèn ưu tiên. Hơn nữa theo quy định của pháp luật hiện hành còn có nhiều loại đèn ưu tiên hơn. Vậy khi nhìn thấy đèn ưu tiên chúng ta phải làm gì? Bài viết sau đây của Màu Da Cam sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ vấn đề liên quan đến đèn ưu tiên là gì  và các quy định pháp luật về loại đèn này!

Khái niệm đèn ưu tiên là gì?

Đèn ưu tiên là một loại cảnh báo đặc biệt. Khi lưu thông trên đường xe bật đèn ưu tiên nghĩa là muốn cảnh báo một trạng thái khẩn cấp và yêu cầu các xe lưu thông trên đường nhường lối đi cho mình. Thông thường chúng ta chỉ hay bắt gặp xe cứu thương, xe cảnh sát bật đèn ưu tiên nhưng vẫn có 1 số loại xe khác cũng có thể phát ra tín hiệu này đó là:

đèn ưu tiên là gì
Đèn ưu tiên là gì?
  • Xe chữa cháy
  • Xe quân sự
  • Đoàn xe của các bộ ban ngành có xe có xe cảnh sát dẫn đường
  • Xe hộ đê
  • Xe đi làm nhiệm vụ của nhà nước như khắc phục sự cố về thiên tai, dịch bệnh
  • Xe đi làm nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp
  • Hay đoàn xe tang

Các quy định của pháp luật về đèn ưu tiên là gì?

Với mỗi loại xe sẽ có một tín hiệu phát ra khác nhau có thể là sử dụng đồng thời còi, đèn và cờ. Vậy quy định của phát luật về vấn đề này là gì? Mời bạn cùng lướt xuống xem thông tin bên dưới!

Đối với xe cứu thương thì sử dụng loại đèn ưu tiên gì?

Xe cứu thương sẽ được gắn loại đèn chớp có màu đỏ hoặc đèn quay đồng thời phát ra tín hiệu còi ưu tiên. Đây chính là đặc trưng của loại xe cứu thương mà chúng ta hay bắt gặp khi đi trên đường.

quy định về đèn ưu tiên của xe cứu thương
Quy định về đèn ưu tiên của xe cứu thương

Xe chữa cháy có đèn ưu tiên là gì?

Hầu hết các loại xe chữa cháy khi đi làm nhiệm vụ sẽ phát ra tín hiệu đèn quay hoặc loại đèn chớp phát sáng có màu đỏ hoặc trong một vài trường hợp là màu xanh. Loại này sẽ được gắn ngay trên nóc của xe. Khi lưu thông trên đường người điều khiển xe chữa cháy sẽ đồng thời bấm còi phát tín hiệu ưu tiên.

Quy định về đèn ưu tiên của xe quân sự 

Xe quân sự khi muốn phát ra tín hiệu đèn ưu tiên cần phải sử dụng loại đèn quay hoặc đèn chớp phát ra ánh sáng màu đỏ. Đèn cũng sẽ được gắn trên nóc của xe đồng thời cắm cờ hiệu quân sự bên trái người lái. Đây là dấu hiệu để nhận biết loại xe này. Trong một vài trường hợp hay tình huống khẩn người lái xe muốn bật chế độ khẩn cấp họ sẽ dùng cả còi ưu tiên.

Xe công an đi làm nhiệm vụ sẽ bật đèn ưu tiên có màu gì?

Xe ô tô cảnh sáng thường bật đèn ưu tiên có màu xanh hoặc đỏ, loại đèn này ở dạng nhấp nháy và được gắn ngay trên nóc. Ở một vài trường hợp khác bạn sẽ thấy cờ hiệu của công an được cắm ở ngay bên trái của người lái và có tín hiệu còi được phát ra.

Xe cảnh sát giao thông dẫn đường

Khác với đèn ưu tiên của xe công an, xe cảnh sát giao thông dẫn đường sẽ sử dụng loại đèn quay hoặc đèn chớp xanh-đỏ, có thể cắm cờ hiệu công an ở bên trái và phát ra tín hiệu còi ưu tiên.

đèn ưu tiên của xe cảnh sát giao thông dẫn đường
Đèn ưu tiên của xe cảnh sát giao thông dẫn đường

Riêng với các loại xe mô tô của cảnh sát giao thông dẫn đường, họ sẽ sử dụng đèn chớp phát sáng gắn ngay đằng sau xe có màu đỏ và cũng bật tín hiệu còi ưu tiên.

Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ thì dùng loại đèn ưu tiên gì?

Theo quy định của pháp luật:

  • Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê sẽ được cắm một lá cờ có hiệu “HỘ ĐÊ” ở phía bên trái so với người lái. 
  • Xe đi khắc phục sự cố thiên tai hoặc dịch bệnh sẽ được đề một biển hiệu riêng
  • Xe làm nhiệm vụ do nhà nước phân phối trong tình trạng khẩn cấp sẽ được trang bị một là cờ đề “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP”. Lá cờ này sẽ cắm ở đầu xe ngay phía bên trái người lái.

Trên đây là những thông tin quy định về các loại đèn ưu tiên mà Màu Da Cam muốn gửi đến độc giả. Bài viết đã phần nào giúp bạn biết được đèn ưu tiên là gì và nhận diện các loại đèn ưu tiên. Để theo dõi nhiều bài viết bổ ích đừng quên theo dõi website của chúng tôi!

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments