Flashpoint là gì? Phân biệt điểm chớp cháy, điểm cháy và điểm sôi

06 Tháng Mười,2020 bientapvien

Có thể bạn đã từng nghe rất nhiều đến thuật ngữ Flash Point – điểm chớp cháy của xăng là -43°C, của etylen glycol (chất chống đông) là 111°C, ethanol là 16,6°C,… Tuy nhiên, bạn không hiểu Flashpoint là gì, và các chỉ số kia có những ý nghĩa như thế nào? Giải đáp chi tiết vấn đề này bài viết dưới đây là những thông tin về Flashpoint, các ý nghĩa của điểm chớp cháy và cách phân biệt các thuật ngữ dễ nhầm: điểm chớp cháy, điểm cháy và điểm sôi.

Flashpoint là gì?

Flashpoint hay còn gọi là điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất dưới áp suất khí quyển mà vật liệu dễ bay hơi được nung nóng tới mức bốc hơi và cháy khi gặp ngọn lửa. 

Điểm chớp cháy là ứng dụng xác định xu hướng hình thành chất lỏng có thể cháy với không khí dưới điều kiện thí nghiệm. Và đây cũng chính là các chỉ tiêu để đánh giá, phân biệt mức độ dễ cháy của các nhiên liệu cũng như “thời gian cảm hứng” trong động cơ. Từ đó giúp dễ dàng nhận biết sự an toàn, nguy cơ hỏa hoạn của nhiên liệu. 

Flashpoint là gì
Flash point hay còn là điểm chớp cháy

Có 2 loại điểm chớp cháy 

  • Điểm chớp cháy cốc hở: là điểm chớp cháy được đo bằng thiết bị đo chớp cháy với cốc hở Flash Point COC (Cleveland Open Cup). Theo như nghiên cứu và thí nghiệm thì điểm chớp cháy cốc hở cao hơn so với cốc kín. 
  • Điểm chớp cháy cốc kín: Là điểm chớp cháy được đo bằng thiết bị đo chuyên dụng với cốc kín Pensky-Martens được sử dụng là dụng cụ đo. Điểm chớp cháy cốc kín sẽ thấp hơn điểm cháy cốc hở.

Ý nghĩa của điểm chớp cháy

  • Phân biệt các chất lỏng hữu cơ dễ cháy

Điểm chớp cháy (flash point) là đặc trưng mô tả, phân biệt các chất lỏng hữu cơ dễ cháy như: xăng dầu, dầu diesel,.. Bằng với các thí nghiệm chuyên dụng ta có thể xác định được chất hữu cơ đó là loại dầu gì. Ví dụ như: điểm chớp cháy của xăng là -43°C , điểm chớp cháy của dầu Diesel (2-D) là 52°C, điểm chớp cháy của dầu Diesel sinh học là 130°C,… và dầu hỏa là 38-72 °C.

  • Phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy

Điểm chớp cháy cũng được ứng dụng để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy. Với các thí nghiệm nếu thu được chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8°C (100,0 ° F) gọi là chất lỏng dễ cháy. Còn với chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8°C (100,0 ° F) được gọi là chất lỏng có thể gây cháy.

  • Ứng dụng trong các quy định an toàn và vận chuyển

Được ứng dụng rất nhiều trong các quy định an toàn và vận chuyển. Cục Hàng Không Việt Nam đã có công văn về vận chuyển dầu tràm và các tinh dầu có điểm chớp nháy dưới 60°C.

Flashpoint là gì1
Máy đo nhiệt độ chớp cháy
  • Lựa chọn loại tinh dầu phù hợp

Tất cả các loại chất hữu cơ lỏng đều có chớp cháy, dựa vào đó ta có thể đo được mức độ chớp cháy. Từ đó chọn được loại tinh dầu phù hợp khi cần. 

  • Làm xà phòng handmade

Khi làm xà phòng handmade nhiệt độ lên tới 85°C. Việc lựa chọn loại tinh dầu có điểm chớp cháy thấp và loại tinh dầu có điểm chớp cháy cao sẽ giúp làm ổn định màu hơn. 

Trong khi đó việc sử dụng tinh dầu có điểm chớp cháy thấp/điểm bốc hơi thấp sẽ rất nhanh bay hơi và ít để lại mùi thơm. 

  • Miêu tả nguy hiểm về hỏa hoạn

Mặt khác, điểm chớp cháy cũng được ứng dụng phổ biến để miêu tả các mối nguy hiểm về hỏa hoạn của chất lỏng hữu cơ dễ cháy.

Sự khác biệt giữa điểm chớp cháy, điểm sôi và điểm cháy

Bên cạnh những thắc mắc về Flashpoint là gì? Có rất nhiều người thắc mắc và nhầm lẫn giữa điểm chớp cháy, điểm sôi và điểm cháy.

Sở dĩ có rất nhiều sự nhầm lẫn như vậy là bởi các thuật ngữ trên đều liên quan đến trạng thái lỏng của các chất và nhiệt độ bay hơi. Tuy nhiên, dựa vào áp suất chất lỏng ta có thể phân biệt các thuật ngữ như sau:

  • Điểm khác biệt giữa Flash Point và điểm sôi

Nếu như điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp, tại đó hơi của vật liệu sẽ bị bốc cháy khi cung cấp nguồn lửa thì điểm sôi là nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi của chất lỏng bằng với áp suất bên ngoài bao quanh chất lỏng. 

Như vậy, điểm khác nhau chính giữa 2 thuật ngữ này là mọi chất lỏng đều có điểm sôi, duy nhất những loại chất lỏng dễ bay hơi mới có điểm chớp cháy. 

Hơn nữa, tại điểm chớp cháy của chất lỏng chúng ta có thể quan sát bằng thí nghiệm đánh lửa bên trên chất lỏng khi tại điểm sôi. Quá trình này sẽ xuất hiện sự hình thành bong bóng bên trong chất lỏng. 

Dựa theo cơ chế hoạt động của điểm chớp cháy và điểm sôi ta có kết luận “Việc đánh lửa hơi dễ cháy xảy ra khi có nguồn đánh lửa tại điểm chớp cháy, khi có đủ hơi để gây ra đánh lửa.Tuy nhiên, tại điểm sôi, áp suất hơi của chất lỏng trở thành bằng với áp suất bên ngoài bao quanh chất lỏng.”

Flashpoint là gì2
Hình ảnh điểm sôi
  • Điểm khác nhau giữa điểm chớp cháy và điểm cháy

Điểm chớp cháy và điểm cháy là 2 tính năng rất quan trọng của nhiên liệu. Như đã giải thích Flashpoint là gì, hai thuật ngữ này đều mô tả sự khởi đầu và tính liên tục của quá trình đốt cháy nhiên liệu. 

Tuy nhiên, điểm khác biệt của 2 thuật ngữ này chính là ở điểm chớp cháy mô tả nhiệt độ thấp nhất mà tại đó sự bắt lửa của một chất bắt đầu trong khi trong khi điểm cháy lại mô tả nhiệt độ thấp nhất mà nhiên liệu tiếp tục cháy trong một khoảng thời gian ngắn sau khi bắt đầu đánh lửa.

Ở một thí nghiệm khác ta có thể phân biệt điểm chớp cháy và điểm cháy dựa trên các giá trị của chúng. Đó là điểm chớp cháy luôn có giá trị thấp hơn điểm cháy. Thông thường sẽ thấp hơn 10 độ so với điểm cháy của một chất lỏng dễ cháy.  

Trên đây là những giải đáp của về Flashpoint là gì và những thắc mắc xung quanh. Hy vọng rằng những thông tin trên Màu Da Cam sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về điểm chớp cháy. 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments