Làm nước giấm như thế nào để thành công 100%?

08 Tháng Một,2021 Màu Da Cam

Bạn lo ngại trước những sản phẩm giấm bán ngoài chợ, tiệm tạp hóa không biết có bảo đảm, an toàn cho sức khỏe không? Vậy tạo sao không tự làm nước giấm tại nhà theo công thức sau đảm bảo thành công. Bạn sẽ có những hũ giấm thơm ngon, an toàn, tiết kiệm và không gây hại cho sức khỏe.

Hướng dẫn cách làm nước giấm an toàn

Tuỳ theo sở thích của bạn muốn làm nước giấm chuối, nước giấm táo, dứa hay vải… thì có thể lựa chọn các nguyên liệu khác nhau. Sau đây mình xin giới thiệu đến các bạn công thức sử dụng chuối để tạo thành giấm.

Nguyên liệu cần có để làm nước giấm

Nguyên liệu làm nước giấm
Nguyên liệu làm nước giấm
  • Chuối chín: 1 – 2 trái.
  • Đường tinh luyện: 25g.
  • Rượu gạo: 25ml.
  • Nước sôi để nguội: 1 lít.
  • Một cái hũ thủy tinh sạch.

Thực hiện cách ủ giấm

Bước 1: Tạo con giấm

Bước 1: Tạo con giấm
Bước 1: Tạo con giấm

Đây là bước đầu tiên cũng là bước quyết định việc làm nước giấm của bạn có thành công hay không. Chuối bạn lột vỏ, cắt nhỏ hoặc để nguyên trái. Khuấy nước và đường cho tan hoàn toàn, cho tiếp rượu gạo vào khuấy. Sau đó rót nước ngâm chuối vào hũ thủy tinh đã bỏ chuối.

Chú ý không chế đầy mà chừa ra khoảng hai đốt lóng tay. Đậy nắp hũ lại, nhớ đục một vài lỗ phía trên nắp nhé. Để hũ giấm ở nơi thoáng mát, không có ánh sáng mạnh, không được xê dịch. Khoảng 50 đến 60 ngày bạn lấy ra kiểm tra sẽ thấy một lớp váng dày tương đối. Đó là lớp men vi sinh hay gọi là “con giấm”. Chúng chính là loại vi khuẩn đặc biệt giúp nước giấm chua và lên men tự nhiên. Chắt lấy phần nước giấm này để sử dụng.

Bước 2: Nuôi giấm lần 2

Bước 2: Nuôi giấm lần 2
Bước 2: Nuôi giấm lần 2

Bạn giữ lại con giấm, xác chuối và một ít nước giấm trong hũ. Pha tiếp nước nuôi giấm lần hai với tỷ lệ như sau: 1 chén đường, 6 chén nước, ½ chén rượu. Khuấy đều và châm vào hũ đến mức nước như ban đầu. Sau khoảng 2 tuần đến 1 tháng là bạn đã có mẻ làm nước giấm thứ hai rồi đấy.

>> Tham khảo thêm: Bạn đã biết giấm làm từ gì? Sử dụng giấm có tốt không?

Bước 3: Gây giấm sang hũ mới

Bước 3: Gây giấm sang hũ mới
Bước 3: Gây giấm sang hũ mới

Bây giờ con giấm đã dày bạn đã có thể tách ở hũ cũ một lớp mỏng cho qua hũ mới. Pha nước ngâm và thêm chuối vào hũ mới như ở bước 1. Hãy lọc qua nước giấm thu được sau đó đem đun sôi, để nguội rồi sử dụng.

Một số điều bạn cần lưu ý khi làm nước giấm

Một số điều bạn cần lưu ý khi làm nước giấm
Một số điều bạn cần lưu ý khi làm nước giấm

Để nuôi giấm hay làm nước giấm được thành công 100% bạn phải cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ. Muốn con giấm sống khỏe mạnh thì các vật dụng dùng để làm giấm đều phải rửa sạch sẽ. Bên cạnh đó cần trụng qua nước sôi để khử trùng và để thật ráo nước.
  • Không để hũ giấm nuôi của bạn ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào. Hoặc là nơi có nhiệt độ cao sẽ dễ làm con giấm chết.
  • Thay vì vặn chặt nắp hũ lại bạn nên thay thế bằng lớp vải mỏng. Hoặc có thể bọc bằng miếng nilon có đục lỗ để không khí được lưu thông. Vì nuôi giấm cần phải có không khí để các vi sinh vật giấm phát triển.
  • Sử dụng nguyên liệu chất lượng, pha chế đúng liều lượng. Bên cạnh đó bạn có thể xin con giấm từ nhà khác và một ít nước giấm. Việc này sẽ tăng khả năng nuôi giấm thành công và nhanh có kết quả hơn.
  • Hương vị của mỗi hũ giấm sẽ không thể nào hoàn toàn giống nhau. Giấm để càng lâu thì độ chua sẽ càng tăng. Nên nếu có khác biệt đôi chút thì bạn hãy an tâm về vấn đề này.
  • Sau khi làm nước giấm, bạn rót lấy nước giấm lọc qua một lần. Rồi đun sôi trước khi sử dụng.

Việc làm nước giấm trong trí tưởng tượng của bạn có thể rất khó. Tuy nhiên với một số hướng dẫn trên chắc chắn các bạn sẽ thực hiện nuôi giấm thành công. Còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp ngay chuẩn bị các nguyên liệu để làm giấm.

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments